Văn bản chú thích của tuyên ngôn bằng chữ to Tuyên_ngôn_độc_lập_Hoa_Kỳ

Tuyên bố không được chia thành các phần chính thức; nhưng nó thường được thảo luận bao gồm năm phần: giới thiệu, mở đầu, cáo trạng của Vua George III, tố cáo của người Anh và kết luận.[80]

Dẫn nhập

Khẳng định như một vấn đề của Luật tự nhiên khả năng của một dân tộc để giành độc lập chính trị; thừa nhận rằng các căn cứ cho sự độc lập như vậy phải hợp lý, và do đó có thể giải thích được, và nên được giải thích.

Quốc hội, ngày 4 tháng 7 năm 1776.

Tuyên bố nhất trí của mười ba bang thống nhất ở châu Mỹ,

"Trong tiến trình lịch sử nhân loại, khi một dân tộc thấy cần rũ bỏ những mối liên hệ chính trị ràng buộc họ với một dân tộc khác và cần giành lấy một địa vị riêng biệt, bình đẳng trong hàng cường quốc trên trái đất này - địa vị mà các quy luật của thiên nhiên và của đấng cai quản muôn loài cho phép họ được hưởng – thì vì nghiêm túc tôn trọng phán xét của nhân loại, họ không thể không tuyên bố những căn nguyên khiến họ phải ly khai."

Lời nói đầu

Phác thảo một triết lý chung của chính phủ nhằm biện minh cho cách mạng khi chính phủ làm tổn hại đến quyền tự nhiên.[81]

Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

"Để đảm bảo cho những quyền này, chính phủ đã được lập ra từ trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng là do có sự ưng thuận của nhân dân. Bất cứ khi nào một hình thức chính quyền nào đó trở nên có hại cho việc thực hiện những mục tiêu này thì đương nhiên nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ nó, và lập chính quyền mới, đặt nền tảng trên những nguyên tắc đó và sắp xếp quyền lực cho nó dưới một hình thức nào đó, sao cho có thật nhiều khả năng làm cho nhân dân được an toàn và hạnh phúc. Thật ra, nếu đúng là thận trọng thì đừng vì những lý do đơn giản và nhất thời mà thay đổi những chính phủ đã hình thành từ lâu; và do vậy, kinh nghiệm từ bao đời nay đều cho thấy rằng con người thà chịu đựng khi cái xấu còn ở mức chịu đựng được, còn hơn là tự hoàn thiện bằng cách loại bỏ những hình thức mà mình đã quen thuộc. Nhưng khi hàng loạt hành vi lạm dụng và tước đoạt, khăng khăng đeo đuổi một mục tiêu, đã làm lộ rõ ý đồ khuất phục họ dưới ách chuyên chế tuyệt đối thì họ có quyền, có bổn phận lật đổ một chính quyền như thế và cử những người khác ra giữ yên ổn cho họ trong tương lai."

Bản cáo trạng

Một danh sách cụ thể ghi lại "những tổn thương và sự chiếm đoạt lặp đi lặp lại" của nhà vua về quyền và tự do của người Mỹ.[81]

"Các thuộc địa này từng phải cắn răng chịu đựng như thế; cho nên bây giờ hoàn cảnh buộc họ cũng phải thay đổi những hệ thống chính quyền cũ như thế. Lịch sử của vua nước Anh hiện nay là lịch sử của những đau thương và tước đoạt triền miên, tất cả đều nhằm mục đích trực tiếp là thiết lập ách chuyên chế bạo ngược ở những bang này. Ðể chứng minh điều này, hãy để sự thật cho một thế giới trung thực phán xét."

"Ông ta từ chối phê chuẩn một số đạo luật, dù đó là những đạo luật tốt đẹp nhất và cần thiết nhất đối với lợi ích của quần chúng."

"Ông ta cấm giới thống đốc thông qua những đạo luật mang tính cấp bách và bức xúc, trừ phi ngưng thực thi những đạo luật này để chờ ông ta phê chuẩn và trong khi đình chỉ như vậy, ông ta lại bỏ mặc luôn, chẳng bận tâm gì về chúng nữa."

"Ông ta không chịu thông qua các đạo luật về cư trú ở những vùng đông dân cư, trừ phi đám dân này từ bỏ quyền có người đại diện cho họ trong cơ quan lập pháp, một loại quyền vô giá đối với họ nhưng lại rất đáng sợ đối với bọn bạo chúa."

"Ông ta đã triệu tập các cơ quan lập pháp ở những địa điểm bất thường, bất tiện, cách xa kho lưu trữ hồ sơ công vụ, cốt là làm cho họ vì mệt mỏi mà đành tuân theo các chủ trương của ông ta."

"Ông ta đã nhiều lần giải tán các hạ nghị viện, vì họ kịch liệt chống đối việc ông ta xâm phạm các quyền của nhân dân.

"Rồi sau những lần giải tán như thế, phải lâu lắm ông ta mới chịu cho bầu lại những cơ quan này, vậy là quyền lập pháp, một loại quyền không gì xóa bỏ được, lại về tay dân chúng để họ tự hành sử. Cùng lúc đó, nhà nước vẫn phải đối mặt với đủ thứ nguy cơ về ngoại xâm và nội loạn."

"Ông ta ra sức ngăn cản việc tăng dân số ở các bang này. Vì mục đích đó, ông ta cản trở việc thực hiện luật nhập quốc tịch cho người nước ngoài, từ chối thông qua các đạo luật khuyến khích nhập cư và khắt khe hơn nữa đối với các trường hợp tậu thêm đất."

"Ông ta đã cản trở việc thực thi công lý bằng cách từ chối phê chuẩn những đạo luật thiết lập các cơ quan tư pháp."

"Ông ta đã buộc các quan tòa phải lệ thuộc vào ý muốn của ông ta, thông qua những quy định về nhiệm kỳ cũng như lương bổng trả cho họ."

"Ông ta lập ra rất nhiều cơ quan mới và bổ nhiệm vào đó vô số quan lại sách nhiễu dân chúng và vơ vét tài sản của họ."

"Trong thời bình, ông ta vẫn duy trì những đạo quân thường trực trên đất nước chúng ta dù cơ quan lập pháp của chúng ta không hề đồng ý."

"Ông ta đã tác động sao cho quân đội độc lập và vượt lên trên chính quyền dân sự."

"Ông ta đã cùng với nhiều kẻ khác ép chúng ta phải cam chịu một nền tư pháp không liên quan gì với hiến pháp của chúng ta mà cũng chẳng được luật pháp của chúng ta công nhận. Rồi ông ta phê chuẩn những đạo luật giả dối sau đây:

"Cho phép những đạo quân hùng hậu trú đóng trên đất nước chúng ta."

"Qua những phiên tòa giả hiệu, che chở cho chúng khỏi bị trừng phạt về tội sát hại dân cư ở các bang này."

"Cắt đứt quan hệ thương mại giữa chúng ta với cả thế giới."

"Bắt chúng ta nộp những khoản thuế mà chúng ta không đồng ý."

"Nhiều lần không cho chúng ta hưởng quyền được đưa ra toà xét xử."

"Ðưa chúng ta ra hải ngoại để xét xử về những tội trạng không có thật."

" Xóa bỏ thể chế tự do của luật pháp nước Anh ở một vùng lân cận và dựng một chính quyền độc đoán ngay tại đó; rồi mở rộng ranh giới vùng đó để lập tức biến nó thành kiểu mẫu và công cụ thích hợp nhằm đặt đúng cái ách chuyên chế ấy vào các thuộc địa này."

"Tước đoạt hiến chương của chúng ta, huỷ bỏ những đạo luật quý giá nhất của chúng ta và thay đổi thể chế chính quyền của chúng ta đến tận gốc rễ."

"Không cho các cơ quan lập pháp của chúng ta hoạt động nữa, rồi tự tuyên bố là họ có quyền làm luật cho chúng ta trong mọi trường hợp."

"Ông ta chối bỏ chính quyền ở đây và tuyên bố rằng chúng ta không còn được ông ta che chở nữa, rồi gây chiến với chúng ta."

"Ông ta đã vơ vét biển cả, tàn phá miền duyên hải, thiêu huỷ vùng đô thị, huỷ hoại sinh mạng của nhân dân chúng ta."

"Bây giờ ông ta còn đưa những đạo quân hùng hậu toàn là lính đánh thuê nước ngoài sang làm nốt cái công việc giết tróc, tàn phá và bạo ngược, vốn đã được khai mào bằng những cảnh tàn ác và xảo trá mà ngay cả trong thời đại dã man nhất cũng khó mà sánh được, đúng là không hề xứng đáng với cương vị người đứng đầu một quốc gia văn minh."

"Ông ta đã ép những đồng bào của chúng ta bị bắt ngoài biển khơi phải cầm súng chống lại đất nước mình, trở thành những tên đao phủ chuyên hành hình bạn bè và anh em của chính mình, hoặc phải chết dưới tay bạn bè và anh em của chính mình."

"Ông ta đã kích động bạo loạn ngay trong nội bộ chúng ta và cố đưa vào vùng dân cư ở miền biên cương nước ta những kẻ man rợ tàn bạo theo kiểu thổ dân da đỏ, những kẻ mà quy tắc chiến tranh khét tiếng của chúng là giết sạch, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, sang hay hèn."

"Trong các giai đoạn bị áp bức như vậy, chúng ta đều có yêu cầu bồi thường với lời lẽ hết sức khiêm nhường, nhưng đáp lại những kiến nghị dồn dập này luôn là những hành vi xâm phạm triền miên. Một ông hoàng mà nhất cứ nhất động đều có thể gọi là tính cách của một tên bạo chúa thì làm sao xứng đáng thống lĩnh một dân tộc tự do."

Tố cáo

Phần này về cơ bản kết thúc trường hợp cho độc lập. Các điều kiện mà cách mạng đã được chỉ ra một hợp lý.[81]

"Không phải chúng ta không lưu ý đến các bạn Anh. Ðã nhiều lần chúng ta cảnh báo họ về mưu toan của cơ quan lập pháp của họ trong việc bành trướng quyền tài phán quá đáng sang đất nước chúng ta. Chúng ta đã nhắc nhở họ về hoàn cảnh nhập cư và cư trú của chúng ta tại nơi này. Chúng ta đã kêu gọi ý thức công bằng và lòng hào hiệp ở họ, chúng ta đã yêu cầu họ vì mối liên hệ ruột thịt giữa đôi bên mà từ bỏ những hành vi chiếm đoạt, vì chắc chắn những hành vi này sẽ gây trở ngại cho sự giao thiệp và trao đổi thư từ giữa hai phía với nhau. Họ cũng không thèm lắng nghe tiếng nói của công lý, tiếng nói của tình máu mủ. Vì vậy, chúng ta đành chấp nhận tuyên bố cắt đứt quan hệ với họ và đối xử với họ giống như với tất cả những người khác: Thời bình là bạn, thời chiến là thù."

Phần kết luận

Những người ký tên khẳng định rằng có những điều kiện theo đó người dân phải thay đổi chính phủ của mình, rằng người Anh đã tạo ra những điều kiện như vậy và, khi cần thiết, các thuộc địa phải từ bỏ quan hệ chính trị với Vương quốc Anh và trở thành các quốc gia độc lập. Kết luận thực chất là Nghị quyết Lee đã được thông qua vào ngày 2 tháng 7.

"Vì vậy, thông qua Quốc hội này, chúng tôi, những người đại diện cho Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, đang tề tựu nơi đây để thỉnh nguyện Đấng phán xét tối cao chứng giám cho ý định đúng đắn của chúng tôi, đồng thời nhân danh những người lương thiện ở các thuộc địa này và do sự uỷ quyền của họ, chúng tôi long trọng công khai tuyên bố rằng các thuộc địa liên minh với nhau này là những quốc gia độc lập & tự do và họ có quyền được như vậy, rằng họ hoàn toàn không còn phải trung thành với vua Anh nữa, rằng những liên hệ chính trị giữa họ với nước Anh cần phải bị xóa hẳn, rằng với tư cách là quốc gia độc lập & tự do, họ hoàn toàn có quyền khai chiến, ký hoà ước, lập liên minh, lập quan hệ thương mại, làm tất cả những gì và những việc gì mà các quốc gia độc lập có quyền làm. Với niềm tin vững chắc vào sự phù trợ của Chúa, chúng ta nguyện cùng hiến dâng tính mạng, tài sản và danh dự thiêng liêng của mình để bảo đảm cho bản tuyên ngôn này."

Chữ ký

Chữ ký đầu tiên và nổi tiếng nhất trên bản sao chữ to là của John Hancock, Chủ tịch Quốc hội Lục địa. Hai tổng thống tương lai (Thomas JeffersonJohn Adams) và một người cha và ông cố của hai tổng thống khác (Benjamin Harrison V) là một trong số những người ký kết. Edward Rutledge (26 tuổi) là người ký tên trẻ nhất và Benjamin Franklin (70 tuổi) là người ký tên cao tuổi nhất. Năm mươi sáu người ký Tuyên bố đại diện cho các quốc gia mới như sau (từ Bắc tới Nam):[82]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuyên_ngôn_độc_lập_Hoa_Kỳ //nla.gov.au/anbd.aut-an35068086 http://www.bartleby.com/251/pages/page415.html http://www.cnn.com/2013/05/10/us/new-york-world-tr... http://apcentral.collegeboard.com/apc/members/cour... http://www.merriam-webster.com/dictionary/John%20H... http://dictionary.reference.com/browse/john%20hanc... http://skyscraperpage.com/diagrams/?25002165 http://skyscraperpage.com/diagrams/?cityID=8 http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://www.fordham.edu/halsall/mod/senecafalls.htm...